Nhiều dòng xe nhập khẩu hoặc lắp ráp ở Việt Nam không có cửa nóc. Tuy nhiên, tâm lý của nhiều người mua xe rất thích xế hộp của mình trang bị tiện nghi này, thậm chí cách đây vài năm đã từng có một chủ xe ở Hà Nội lận đận đặt hàng tận bên Hàn Quốc để nhập về một cái nóc xe có cửa rồi lắp vào chiếc Lacetti của mình. Nắm bắt được tâm lý đó, một số nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam đã tiếp thu công nghệ và kỹ thuật từ chuyên gia Mỹ, nhập linh kiện từ Mỹ và tiến hành phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian cực nhanh.
Chuẩn bị
Gói thiết bị của một hệ thống cửa nóc bao gồm 4 thành tố cơ bản: bộ điều khiển, cơ cấu cơ khí để đỡ với các rãnh trượt, tấm cửa kính và cuối cùng là các tấm pano cùng cửa trượt bọc nỉ bên trong trần xe. Kích thước của tấm kính cũng chính là kích thước của chiếc cửa nóc khi hoàn thành. Tấm cửa kính có thể có nhiều kích thước khác nhau, nhưng phổ biến là loại 32 x 18,5in.
Khác với trường hợp chiếc Lacetti ở Hà Nội vài năm trước, việc lắp cửa nóc giờ đây không cần phải tháo bỏ toàn bộ nóc xe cũ rồi lắp nóc mới có cửa vào. Thay vào đó, người ta tiến hành khoét nóc xe, rồi lắp đặt các thiết bị có sẵn được nhập đồng bộ. Trước khi tiến hành lắp đặt cửa nóc, chuyên gia kỹ thuật sẽ kiểm tra kết cấu form của chiếc nóc xe. Việc kiểm tra này vô cùng quan trọng, bởi nó giúp tìm ra vị trí phù hợp để đặt cửa, sao cho tương xứng với chiều dài của xe và điều quan trọng là độ vồng của nóc xe với tấm kính khi lắp vào phải ăn khớp với nhau.
Tiến hành
Khi đã tìm được vị trí cần thiết, toàn bộ trần xe bên trong cùng các thanh nẹp đỡ nóc sẽ bị tháo dỡ và chỉ để lại lớp vỏ tôn bên ngoài cùng. Một chiếc máy chuyên dụng sẽ cắt bỏ miếng vỏ tôn đã được kẻ đánh dấu chuẩn xác đến từng millimet theo kích thước của tấm kính cửa nóc. Quá trình cắt thủng này đòi hỏi độ tỉ mỉ chính xác vô cùng cao, bởi chỉ cần một chút sơ suất thì mép vỏ tôn của ô cửa sẽ bị lồi lõm, gợn sóng.
Tiếp đó, một chiếc gioăng cửa được đặt vừa khít vào vị trí khoét của tấm vỏ tôn và đây được coi là vành ngoài của chiếc cửa. Để tạo độ cứng và kín, chiếc gioăng này được gắn chặt vào lớp tôn bằng một loại keo đặc biệt và được vít chắc chắn với một chiếc gioăng phụ kiêm hệ thống đỡ bên trong. Sau khi vành cửa ngoài và bộ đỡ đã sẵn sàng, toàn bộ hệ thống khung trượt với cửa kính và bộ điều khiển được bắt vào. Do phải đảm bảo độ cứng cùng khả năng chịu lực của nóc xe, một loạt các thanh đỡ phụ được vít vào các vị trí xung quanh cơ cấu cơ khí của chiếc cửa. Để nước mưa không lọt vào trong khoang xe trong quá trình sử dụng, một hệ thống van thoát nước với 4 cửa cùng ống dẫn được bố trí ngầm tại 4 góc của cơ cấu cửa nóc. Nước lọt vào khe cửa nóc sẽ theo hệ thống ống này chảy xuống dưới gầm xe.
Công đoạn cuối là việc ráp hoàn thiện nội thất trở lại, với tấm pa-nô trần xe có thêm cửa trượt bọc nỉ đồng màu với nội thất nguyên bản của xe. Công tắc điều khiển cửa nóc được bố trí ngay bên trên trần, trong tầm với, hoặc tại một vị trí thích hợp theo yêu cầu của chủ xe. Đèn trần cũng được đặt ngay sau chiếc gương chiếu hậu bên trong.
Hoàn thiện
Chiếc cửa nóc hoàn thiện, chẳng hề thua kém về thẩm mỹ cũng như tính năng so với các loại cửa trên các dòng xe cao cấp. Với chi phí tổng cộng khoảng 1.000USD và mất vài tiếng thi công, hầu hết các dòng xe SUV, MPV hay sedan cỡ trung trở lên đều có thể lắp thêm cửa nóc. Các loại xe cỡ siêu nhỏ thường không thể lắp được vì kích thước của nóc xe quá hẹp. Tuy nhiên, để có thể biết chắc chiếc xe của mình có thể trang bị được cửa nóc hay không thì chủ xe nên liên lạc trực tiếp với ThanhBinhAuto hoặc mang xe đến tận nơi để được tư vấn cụ thể hơn.
ThanhBinhAuto
623 Nguyễn trãi - Thanh Xuân - Hà nội
ĐT : 04.3.552.1980 - 0913.510033
Email : otothanhbinh@gmail.com